Khởi nguồn từ Ấn Độ, Phật giáo như một dòng suối thanh lương bất tận, dần dần lan toả sang các quốc gia láng giềng lân cận. Khi du nhập vào mỗi một quốc gia nào, thì Phật giáo đều tuỳ theo điều kiện, tập tục, văn hoá tín ngưỡng của các quốc gia đó mà có những hình thái, cách thức khác nhau để tồn tại và phát triển. Đồng thời tạo ra những sắc thái riêng của từng quốc gia mà Phật giáo du nhập. Sở dĩ như thế là bởi vì Phật giáo là một thực thể văn hoá, tôn giáo sống động mang một tinh thần khoan dung, cởi mở “ Tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”. Đặc biệt là khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, một quốc gia có truyền thống văn hoá lâu đời và là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại. Đây chính là giao điểm của hai nền văn minh: Văn minh sông Hằng và văn minh sông Dương Tử. Tại đây, hai nền văn minh đã giao thoa, bổ sung cho nhau và nhờ tinh thần khoan dung, cởi mở mà Phật giáo đã sớm có ảnh hưởng sâu sắc trong nếp sống tư tưởng, tình cảm của quảng đại quần chúng nhân dân Trung Quốc. Nhất là đối với tầng lớp vua chúa, quý tộc, những người luôn luôn coi Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Phật giáo Trung Quốc luôn được các bậc vua chúa nhiệt tâm bảo hộ, nên đã nhanh chóng phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ. Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc NXB Vạn Hạnh 1963 Thích Thanh Kiểm, Thích Đức Nhuận 316 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/8BC4CDAA9BE7FB2https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1