Những năm cuối thế kỷ XX có một hiện tượng tiêu cực và đặc biệt ngày càng trầm trọng, đó là việc các nhân vật lịch sử và văn hóa Việt Nam liên tục bị hạ bệ, vẽ trấu: Nguyễn Huệ, Gia Long, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, ... cũng như một số lãnh tụ, tướng lãnh bất kể phe phái nào. Có khi là những nỗ lực đi tìm sự thực lịch sử, có khi là những đánh giá lại, có khi gián tiếp chửi bới một chế độ, phe nhóm, có khi vì kỳ thị tôn giáo hay vì mặc cảm, dị ứng, biến ứng, có người riêng rẻ, lại có những tổ chức qui mô. Sự kiện 30-4-1975 đã chứng minh vai trò của „hoả mù“ tuyên truyền, phản thông tin trong cuộc chiến tranh đó! Trong một tình cảnh chung của người Việt lúc này sống chết với ... lịch sử, với hiện tượng hồi ký tạp loại, nhất là tiểu thuyết lịch sử, dã sử. Dĩ nhiên đó cũng là lý do trong nước gần đây (4-2000), tại đại hội Nhà văn lần thứ 6, việc sáng tác về các đề tài lịch sử đã được Ban Chấp hành Hội Nhà văn đề ra như là một phương hướng nhiệm vụ cần thiết cho ngũ niên tới, 2000-2005 (1). “Hoả mù“ cứ thế mà tiếp tục thôi ! Dĩ nhiên, Trương Vĩnh Ký không thoát những đòn hỏa mù đó! Từ ngày ông qua đời đến nay và qua nhiều cuộc đổi đời, đã có nhiều công trình biên khảo và nghiên cứu về ông, khen có chê có. Trong bài này chúng tôi với chủ ý đặt lại một số vấn đề nghiên cứu căn bản, do đó chỉ xin nêu ra một số sai lầm và nghi vấn về con người và sự nghiệp Trương Vĩnh Ký, một người Việt Nam-kỳ, theo đạo Thiên chúa, làm việc cho Pháp và là người mở đường báo chí và văn học chữ quốc ngữ ở hậu bán thế kỷ XIX. Ông sống đồng thời với Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, ... nhưng mỗi người một cuộc đời khác nhau, đại diện cho các khuynh hướng người Việt lúc bấy giờ đối với thực dân Pháp thôn tính Nam-kỳ. Lục Súc NXB Sài Gòn 1887 Trương Vĩnh Ký 26 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/7AA9B65A2059763https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1