Người Việt Nam ta đối với chữ quốc ngữ là tiếng Việt Nam, hình như có một cái quan niệm chung, trăm người như một, tức là coi nó là dễ mà không chịu gia công học tập. Tôi mới được nghe một bà mắng con gái mình rằng: “Sao mầy ngu quá! Chớ tao hồi trước, tao đọc vần xuôi vần ngược chỉ mất công trong mươi lăm bữa rồi ráp vần mà viết như chơi; cho đến bây giờ, sách gì tao đọc cũng được, thơ từ gì tao cũng khỏi mượn người ta, mà thiệt tình từ bấy đến giờ, tao có hề học gì đâu!” Trời ơi! Bà giỏi quá! Tôi chịu! Chữ quốc ngữ thật có dễ như bà ấy nói. Song biết xập xuội mà chơi thì dễ; chớ muốn biết mà đọc và viết cho đâu ra đó thì có dễ đâu. Phải gia công học tập lung lắm mới được. Thế nhưng, nói đến chuyện học thì người ta lắc đầu, lè lưỡi, bảo rằng: Bày chữ quốc ngữ ra là cốt muốn cho tiện cho dễ, mất công ít mà biết nhiều; chớ nếu bắt học cũng như học chữ Pháp chữ Hán thì tiện lợi nỗi gì mà bày ra? Người nói như vậy là không nghĩ. Mình học tiếng nước mình có dễ hơn học tiếng ngoại quốc, sự tiện lợi của quốc ngữ là ở đó. Chớ còn, học thì vẫn phải học, mất công thì vẫn phải mất công vậy chớ. Cái lẽ nầy dễ hiểu lắm, sao người ta không chịu hiểu. Bao giờ người Pháp không cần học tiếng Pháp, người Tàu không cần học chữ Tàu, mà cũng viết đâu ra đó được, thì bấy giờ người An Nam mới không cần học tiếng An Nam. Nam Ngữ Chính Tả Tự Vị Tập 1 NXB Tân Dân 1932 Nguyễn Duyên Niên 106 Trang File PDF-SCAN Link download https://docs.google.com/uc?id=1LoFBs6e1h0LsA7fmi5xwKt72QUXdWPOEhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1