Sử Dụng Sư Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Đại Số 10Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, coi giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) là quốc sách hàng đầu. Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu nhận thức của con người nói chung và của học sinh nói riêng ngày càng cao, việc lĩnh hội kiến thức của các em cũng ngày càng chủ động hơn. Đây chính là những cơ hội cũng là những thách thức mới đòi hỏi ngành GD-ĐT phải có nhiều đổi mới, và người truyền tải kiến thức – giáo viên cũng phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hơn. Cuốn “Giáo dục: Xin cho tôi được nói thẳng” [12, tr.15], giáo sư Hoàng Tụy đã nói: “Phương pháp và cả nội dung giảng dạy của một số môn có nhiều cái cũ kĩ, lại nặng về nhồi nhét, ít chú ý rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng tìm tòi tự học, tự nghiên cứu”. Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Phương pháp dạy học Toán Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Diệu Thùy Tác giả: Đặng Quỳnh Trang Số trang: 78 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm Hà Nội 2 2018 Link Download http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.php?language=vi&nv=tailieu&op=Triet-hoc/Aristote-13800https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1