Cũng như các dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam vốn có một thứ tiếng nói riêng để diễn tả tư tưởng, tình cảm và nhu cầu giao tể trong xã hội. Hồi đầu, lúc chưa có một thứ văn tự riêng để ghi lại tiếng nói thuần túy của người mình, dân tộc ta đã phải lệ thuộc người Tàu ngót một ngàn năm. Với âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam, các quan lại Tàu đã đem dạy chữ Hán và phổ biến văn hóa của họ. Tuy chịu ảnh hưởng sâu xa của văn hóa Tàu, tiếng Việt không vì đó mà bị đồng hóa để trở thành một thổ ngữ của tiếng Tàu. Từ thời kỳ độc lập (thế kỷ thứ mười) trở về sau, tiếng Việt đã uốn sửa tiếng Tàu theo âm hưởng Việt Nam, phát âm theo giọng Việt Nam cho trở thành tiếng Việt để có đủ tiếng dùng vào sanh hoạt xã hội. Thứ tiếng đó gọi là tiếng Hán Việt. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: GS. Bửu Cầm Tác giả: Nguyễn Thị Bé Số trang: 415 File PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Viện đại học Sài Gòn 1973 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Qf4se5YsyueCcTG0BURn3cKzhjDcFVqDhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1