Luận Văn Thạc Sĩ Thiết Kế Bộ Thí Nghiệm Cơ Học Dùng Cảm Biến Sonar Và Sử Dụng Trong Dạy Học Chương Các Định Luật

Discussion in 'Lý Luận Và Phương Pháp Dạy Học - Môn Vật Lý' started by nhandanglv123, Nov 15, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Thiết Kế Bộ Thí Nghiệm Cơ Học Dùng Cảm Biến Sonar Và Sử Dụng Trong Dạy Học Chương Các Định Luật Bảo Toàn Lớp 10 Trung Học Phổ Thông
    Hiện nay, chúng ta đang thực hiện việc đổi mới toàn diện nội dung và phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Vật lí nói riêng thì việc đổi mới đó phải gắn liền với việc phải tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học. Cơ học, nội dung đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở cấp Trung học phổ thông, khảo sát những quá trình đơn giản nhất của Vật lí học: chuyển động cơ. Chuyển động cơ có mặt ở khắp mọi nơi trong thực tiễn cuộc sống. Do đó, các hiện tượng của phần cơ học gắn liền với thực tế một cách sâu sắc và có tính trực quan rất cao nhưng các đại lượng vật lý trong cơ học lại rất trừu tượng và khó tiếp thu đối với học sinh. Do đó, việc dùng thí nghiệm trong tiến trình dạy các kiến thức của phần cơ học là rất cần thiết, nhằm phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho học sinh. Khi tìm hiểu cấu trúc, nội dung kiến thức và thực trạng dạy học phần kiến thức cơ học trong chương trình Vật lí phổ thông hiện nay, tôi nhận thấy việc sử dụng các thí nghiệm trong các tiết học còn hạn chế. Kết quả thu được từ các thí nghiệm này có sai số khá lớn và cần phải có khá nhiều thời gian để thực hiện nên làm ảnh hưởng đến tiến trình dạy học.
    • Luận văn thạc sĩ giáo dục
    • Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn Vật lí
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Gia Anh Vũ
    • Tác giả: Lê Hoàng Anh Linh
    • Số trang: 132
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2013
    Link Download
    http://nitroflare.com/view/AD7AC62795A0777
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page