Trong lịch sử Văn học cận đại Việt Nam, Hồ Biểu Chánh là một trường hợp lý thú. Ông là một tiểu thuyết gia để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có thể nói đứng hàng thứ hai - sau Lê Văn Trương - trong số những cây bút tiểu thuyết sung sức của nước ta ở thế kỷ XX này: 64 cuuốn truyện dài, 12 tập truyện ngắn và truyện kể. Tiểu thuyết của ông ra đời từ những năm 20(1) sớm thoát ly loại hình tiểu thuyết "diễn nghĩa - chương hồi " tiểu thuyết " kỳ tình - võ hiệp " của nhiều cây bút miền Nam lúc ấy, để lập tức định hình như một chủng loại riêng mà ta có thể tạm gọi là tiểu thuyết " đạo lý - xã hội " trên con đường tìm kiếm hối hả và vật lộn để trưởng thành của văn xuôi tự sự hồi này. Chỉ vài năm sau khi xuất hiện Hồ Biểu Chánh đã gây được một tiếng vang đáng kể trong đông đảo độc giả, nhất là độc giả miền Nam và mặc dù ngòi bút sáng tạo của ông từ khỏang giữa những năm 34 trở đi không có gì mới hơn, cách viết của ông vẫn là cách viết cổ điển, nghiêm trang, “tả” phối với "kể” cho đến tận cuối đời, các cuốn sách ông viết ra vẫn “ăn khách”. Có thể nói nhà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã tạo được một khu vực ảnh hưởng lâu dài cho riêng mình, trong đời sống văn học. Từ góc độ tâm lý học sáng tạo và tiếp nhận văn học mà nói thì đó là một thành công đáng suy nghĩ mà không phải hễ cứ là người cầm bút có tên tuổi, đều dễ dàng đạt được. Tiền Bạc Bạc Tiền NXB Sài Gòn 1926 Hồ Biểu Chánh 154 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/4161473C32684B1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1