Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Chính Quyền Trung Ương Dưới Triều Lê Thánh Tông

Discussion in 'Viện Đại Học Sài Gòn' started by admin, May 16, 2024.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2024-5-16_14-46-50.png
    Nói đến thời Lê sơ, người ta thường nhắc đến tính chất hoàn bị của bộ máy thời kỳ này. Sở dĩ thời kỳ này có được sự phát triển mạnh về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng được bộ máy hoàn bị là do thời kì này hội đủ 3 điều kiện đó là: nhà nước có một vị minh quân, một hệ thống đội ngũ quan lại có tài, có đức và quan trọng là có một hệ thống pháp luật tiến bộ, cùng với việc thực thi nghiêm minh. Trải qua bốn đời vua đầu: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân xã hội Đại Việt đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, nhưng phải bắt đầu từ cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến mới có được tính chất của một mô hình tổ chức chính quyền phong kiến hoàn bị.
    Ở trung ương, đứng đầu là nhà vua. Nhà vua là người có quyền lực tối cao, nắm cả thần quyền và thế quyền. Về thần quyền, nhà vua là vị giáo chủ độc nhất và cao nhất trong cả nước. Về thế quyền, nói theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay, nhà vua nắm toàn bộ các quyền lập pháp (ban hành pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (xét xử bảo vệ pháp luật). Ngôi vua chỉ có thể truyền cho một người, người đó là con trai trưởng của nhà vua theo nguyên tắc trọng trưởng, trọng nam. Nhiều quyền lực như vậy, nhưng quyền lực của nhà vua cũng không phải tuyệt đối, mà ít nhiều cũng bị giới hạn.
    • Tiểu luận cao học lịch sử
    • Chuyên ngành lịch sử Việt Nam
    • Tác giả: Lê Kim Ngân
    • Bảo trợ: Gs Bửu Cầm, Phạm Huy Thúy
    • 374 Trang
    • File PDF-SCAN
    • ĐH Văn Khoa Sài Gòn 1962
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1FNRZ4B9USNXLT5H86Imh01Nf-upLb2pj
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page